Làng sống thử
Chúng tôi tìm đến khu vực nhà trọ dày đặc, san sát ở “Làng đại học Thủ Đức”, nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TPHCM. Nơi đây có nhiều sinh viên sống theo cặp, thuê nhà trọ “hú hí” sống thử. Sinh viên N.T.M (khoa Anh ngữ) cho biết: “Ở trọ được tự do, thích đi chơi đâu cũng được, không ai quản lý thời gian, chủ phòng trọ cho thuê thường vắng mặt, hàng tháng chỉ đến thu tiền”.
Khi chúng tôi đi ngang phòng trọ số 7, dừng chân nghe vụ cãi nhau lớn tiếng. Họ là một đôi sinh viên non choẹt, đang ghen tuông bởi cô gái chát chít với bạn trai cùng lớp, bị anh chàng phát hiện. Chiếc máy tính xách tay suýt tan tành vì cơn ghen. Hỏi thăm về một nữ sinh viên mà chúng tôi nghe đang mang thai, anh chàng đang cơn cáu gắt bảo: “Vào thẳng bên trong mà kiếm, ở đây biết bao nhiêu cặp sinh viên sống với nhau như vợ chồng, sinh con. Phải nói rõ họ tên trong trường, học khoa nào, năm mấy... may ra còn biết”. Anh chàng lớn tiếng rồi đóng sầm cửa lại, khi chúng tôi chưa kịp nói lời cảm ơn.
Chúng tôi tìm đến khu vực nhà trọ dày đặc, san sát ở “Làng đại học Thủ Đức”, nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TPHCM. Nơi đây có nhiều sinh viên sống theo cặp, thuê nhà trọ “hú hí” sống thử. Sinh viên N.T.M (khoa Anh ngữ) cho biết: “Ở trọ được tự do, thích đi chơi đâu cũng được, không ai quản lý thời gian, chủ phòng trọ cho thuê thường vắng mặt, hàng tháng chỉ đến thu tiền”.
Khi chúng tôi đi ngang phòng trọ số 7, dừng chân nghe vụ cãi nhau lớn tiếng. Họ là một đôi sinh viên non choẹt, đang ghen tuông bởi cô gái chát chít với bạn trai cùng lớp, bị anh chàng phát hiện. Chiếc máy tính xách tay suýt tan tành vì cơn ghen. Hỏi thăm về một nữ sinh viên mà chúng tôi nghe đang mang thai, anh chàng đang cơn cáu gắt bảo: “Vào thẳng bên trong mà kiếm, ở đây biết bao nhiêu cặp sinh viên sống với nhau như vợ chồng, sinh con. Phải nói rõ họ tên trong trường, học khoa nào, năm mấy... may ra còn biết”. Anh chàng lớn tiếng rồi đóng sầm cửa lại, khi chúng tôi chưa kịp nói lời cảm ơn.
Một cặp sinh viên sống chung tại một phòng trọ ở “Làng đại học Thủ Đức”, TPHCM.
Dãy phòng như một trận đồ bát quái, khiến ai vào trong mà không hỏi đường thì dễ lạc lối. Chúng tôi gặp một đôi sinh viên trẻ đang tất bật bên ngăn bếp cùng những món thức ăn, chuẩn bị bữa cơm trưa tại phòng số 3. Đó là cặp đôi sinh viên N.T.A (21 tuổi, quê Bình Chánh, TPHCM; học năm 3, khoa Anh ngữ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TPHCM) và T.T.Q.Nh (20 tuổi, sinh viên Trường Đại học Đồng Nai, ngành kế toán). Vừa thấy chúng tôi, A vội vàng chuyển những con khô mực đang phơi trước sân vào bên trong. Khép sơ cánh cửa, A tâm sự với chúng tôi trong vẻ ngại ngùng: “Nhà A ở huyện Bình Chánh cách trường không xa, ban đầu hết giờ học là về nhà, từ khi thấy nhiều sinh viên thuê phòng trọ ở ngoài, A xin gia đình đi ở trọ, khỏi về nhà. Nh là bạn gái, ghé chơi, có khi ở từ sáng đến tối về, cũng có khi ở 2-3 ngày…”.
Cách đó không xa, bà Nguyễn Thị Lan (57 tuổi, quê Quảng Ngãi, bán chè sát bên Đại học Quốc gia TPHCM) kể về chuyện của chính cháu ruột bà, cũng là sinh viên xa nhà và sống thử. Bà không thể nào quên được câu chuyện của cháu Ph, hiện là sinh viên năm cuối Trường Đại học Ngân hàng. Ph đã có một con trai năm nay vừa tròn 2 tuổi, ba mẹ nghèo, dốc hết sức lực kiếm tiền để nuôi hai đứa em Ph ăn học, giờ đây phải nuôi thêm cả con của Ph.
Năm 2010, cô sinh viên Ph quen một nam sinh viên học Trường Đại học Kiến trúc (TPHCM). Chàng sinh viên đẹp trai, con nhà giàu, khi thấy bạn bè ai cũng có cặp có đôi, chàng ta ngỏ ý làm quen Ph, nhiều lần đưa Ph đi chơi, mua sắm nhiều áo quần đẹp, săn sóc rất chu đáo, Ph đã phải lòng, những tưởng chàng ta đã yêu thật lòng nên “cho tất cả”. Khi hay tin Ph mang thai, chàng ta hiện nguyên hình là gã Sở Khanh, rồi “cao chạy xa bay” không một lần liên lạc. Ph đành phải xin trường bảo lưu lại 1 năm học để sinh con, sinh xong, Ph lại tiếp tục theo con đường học hành trong sự tủi nhục và lo toan mỗi ngày. Bà Lan nhắc lại chuyện cháu mình trong nỗi buồn rười rượi. Bà Lan cho biết thêm, hằng ngày ngồi bán chè, chứng kiến biết bao nhiêu cặp nam, nữ sinh viên ôm chằm quặp lấy nhau, họ đi đứng tự nhiên như vợ chồng, nếu vào dãy phòng trọ kế bên hông khu đất trống gần trường, còn biết bao nhiêu cặp sinh viên đang sống thử với nhau, có cả một số đã có cả em bé.
Đắng lòng những em bé bị bỏ rơi!
Chúng tôi tìm đến một “mái ấm” nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nơi đã từng đón nhận, cưu mang hàng chục trường hợp do các bà mẹ là học sinh, sinh viên sau những lần sống thử rồi để lại những hệ lụy đáng buồn… Nơi đó đang nuôi nấng những sinh linh bé nhỏ, ngây thơ, trong sáng, nhưng lại là hậu quả đau lòng của những cuộc tình sống thử!
Cách đó không xa, bà Nguyễn Thị Lan (57 tuổi, quê Quảng Ngãi, bán chè sát bên Đại học Quốc gia TPHCM) kể về chuyện của chính cháu ruột bà, cũng là sinh viên xa nhà và sống thử. Bà không thể nào quên được câu chuyện của cháu Ph, hiện là sinh viên năm cuối Trường Đại học Ngân hàng. Ph đã có một con trai năm nay vừa tròn 2 tuổi, ba mẹ nghèo, dốc hết sức lực kiếm tiền để nuôi hai đứa em Ph ăn học, giờ đây phải nuôi thêm cả con của Ph.
Năm 2010, cô sinh viên Ph quen một nam sinh viên học Trường Đại học Kiến trúc (TPHCM). Chàng sinh viên đẹp trai, con nhà giàu, khi thấy bạn bè ai cũng có cặp có đôi, chàng ta ngỏ ý làm quen Ph, nhiều lần đưa Ph đi chơi, mua sắm nhiều áo quần đẹp, săn sóc rất chu đáo, Ph đã phải lòng, những tưởng chàng ta đã yêu thật lòng nên “cho tất cả”. Khi hay tin Ph mang thai, chàng ta hiện nguyên hình là gã Sở Khanh, rồi “cao chạy xa bay” không một lần liên lạc. Ph đành phải xin trường bảo lưu lại 1 năm học để sinh con, sinh xong, Ph lại tiếp tục theo con đường học hành trong sự tủi nhục và lo toan mỗi ngày. Bà Lan nhắc lại chuyện cháu mình trong nỗi buồn rười rượi. Bà Lan cho biết thêm, hằng ngày ngồi bán chè, chứng kiến biết bao nhiêu cặp nam, nữ sinh viên ôm chằm quặp lấy nhau, họ đi đứng tự nhiên như vợ chồng, nếu vào dãy phòng trọ kế bên hông khu đất trống gần trường, còn biết bao nhiêu cặp sinh viên đang sống thử với nhau, có cả một số đã có cả em bé.
Đắng lòng những em bé bị bỏ rơi!
Chúng tôi tìm đến một “mái ấm” nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nơi đã từng đón nhận, cưu mang hàng chục trường hợp do các bà mẹ là học sinh, sinh viên sau những lần sống thử rồi để lại những hệ lụy đáng buồn… Nơi đó đang nuôi nấng những sinh linh bé nhỏ, ngây thơ, trong sáng, nhưng lại là hậu quả đau lòng của những cuộc tình sống thử!
Sư Huệ Đức bế cháu bé con của một sinh viên bỏ rơi, cháu bị bệnh não úng thủy do “cha mẹ” dùng quá nhiều thuốc “đoạn tuyệt” với con mình!
“Mái ấm” nơi chúng tôi tìm đến là chùa Diệu Pháp, nơi đang cưu mang 19 bé được sinh ra từ tủi nhục, ê chề, từ số phận không may mắn, là sự ruồng bỏ của chính người cha, mẹ và gia đình bởi sự lầm lỡ đáng trách từ những cuộc tình sinh viên dang dở. Ngôi chùa nằm cách TPHCM khoảng 50km, tọa lạc tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khuôn viên có diện tích rộng 3 mẫu, do sư Huệ Đức làm trụ trì. Chùa có 6 ni cô, hằng ngày luôn chăm sóc cho những mảnh đời bất hạnh. Từ năm 1983 đến nay, chùa “nhặt” được 67 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi nằm xung quanh nhà chùa, nuôi 102 đứa trẻ, 21 người khuyết tật và 19 trường hợp sinh viên mang bầu, sinh con xong, bỏ rơi con, chạy trốn trách nhiệm.
Gần đây nhất có bà mẹ tên Mơ, là sinh viên. Mơ đã “yêu” một người đàn ông tên N. Đến khi hay tin Mơ có thai, ông N tìm cách tránh né. Nghe tin ông N lập gia đình, làm đám cưới với một người phụ nữ khác, Mơ đau buồn, tự trách mình, nhiều lần tìm cách hủy hoại bào thai nhưng không thành. Trong người đang mang thai tháng thứ tư, sợ gia đình, bạn bè, người thân phát hiện, vòng bụng ngày mỗi lớn hơn. Mơ đành cuốn hành lý, giấu gia đình, tìm đến chùa Diệu Pháp, nhờ các ni sư cưu mang, giúp đỡ cả mẹ lẫn… con.
Qua 5 tháng sống nương tựa tại chùa, hằng ngày sư cô còn dạy thêm những buổi học văn hóa, học cách tịnh tâm, giúp cô sinh viên quên đi những tủi hận, bỏ đi những suy nghĩ phá thai. Đúng tháng ngày sinh nở, được mẹ tròn con vuông. Giờ đây, ngày chúng tôi gặp con của Mơ ở chùa, bé trai vừa tròn 1 tháng 3 ngày tuổi, rất kháu khỉnh, đôi mắt tròn xoe nhìn chúng tôi. Ai cũng cố quay đi nơi khác, giấu những giọt nước mắt tuôn dài, vì cứ nghĩ đến chuyện Mơ đã từng có ý định không công nhận sinh linh bé nhỏ này. Sau khi sinh nở, Mơ bỏ con đi mất biệt… Sư cô Huệ Đức đặt tên cho bé là Hồ Đức Diệu Bảo. Ngồi kể lại chuyện cho chúng tôi mà sư cô cứ trầm ngâm: “Thằng bé có gương mặt bầu bĩnh, dễ thương, thế nhưng mẹ nó sinh xong mới được 5 ngày, lại bỏ đi mất biệt, không liên lạc câu nào, cho đến tận hôm nay...”.
Một trường hợp khác, đó là nữ sinh viên tên N.T.Kh (quê ngoài Bắc), học ngành du lịch, lỡ lầm sống thử, phát hiện có thai, người yêu ruồng bỏ, bạn bè chê cười, phải chuyển sang học sư phạm mầm non tại một trường khác. Do nhiều lần Kh uống thuốc cố tình phá thai, nên đến lúc sinh nở, đứa trẻ bị ảnh hưởng các di chứng do thuốc để lại, cơ thể biến dạng, bị mắc chứng bệnh não úng thủy, khiến đầu bé rất to và dài, nhưng tay chân chỉ bé xíu. Các ni sư đặt tên khai sinh cho bé là Hồ Đức Diệu Hoa.
Vừa sinh xong 1 tháng, cô sinh viên Kh cũng bỏ con lại chùa rồi âm thầm ra đi, không một lời chia tay, ngoài lá thư để lại tại phòng. Trong thư, Kh kể lại cuộc đời sinh viên, những lần xa nhà, trót dại tin tưởng, sống thử để rồi phải mang bầu, đau khổ, đớn đau, song dại dột, Kh tìm cách uống thuốc phá bào thai nhưng lại trở thành một kẻ tội đồ, biến con mình thành dị dạng và bệnh tật. Gặp bé, chúng tôi không khỏi đau lòng, xót xa. Không biết ở một nơi nào đó, người mẹ, người cha của bé có ân hận hay không, hay lại lao vào những cuộc vui khác, mà không hề hay biết đứa con của họ đang sống từng giờ, từng phút trong đau đớn và bệnh tật do chính họ gây ra.
Sư Huệ Đức đưa chúng tôi vào thăm từng cháu. Tại đây, sư không kìm nổi nước mắt, sư kể: Đáng thương hơn, đó vào năm 2007, có một nữ học sinh mới vừa tròn 15 tuổi, mới chỉ học lớp 10 phổ thông, gia đình ba mẹ bỏ nhau, sống với bà ngoại, cảm thấy buồn tủi, không ai bên cạnh quản lý, nhiều lần ăn chơi, nữ học sinh này đã lỡ mang bầu, sau đó tìm đến nhà chùa nhờ sự cưu mang. Các sư tại chùa tận tình giúp đỡ nữ sinh này, cho đến ngày sinh nở, cũng vì uống thuốc phá thai quá nhiều lần, cuối cùng đứa trẻ sinh ra lại bị bệnh bại não, cháu bé có tên là Chà Và, sư làm giấy khai sinh cho bé tên là Hồ Đức Diệu Ân, nay bé được 5 tuổi. Sau 1 tháng sinh nở tại chùa, nữ sinh 15 tuổi này nói với sư là phải quay trở về quê để tiếp tục việc học hành. Từ đó đến nay, 5 năm rồi, chưa một lần mẹ của bé Diệu Ân liên lạc lại với nhà chùa - sư Huệ Đức tâm sự.
Nhiều trường hợp sinh viên đến chùa nhờ nương tựa, chờ ngày sinh nở. Khi sinh xong, các sư luôn khuyên các “bà mẹ” ở tiếp thêm vài tháng cho em bé được cứng cáp, được bú sữa mẹ, nhưng hầu hết là chỉ vừa sinh xong, các bà mẹ lặng lẽ trốn chạy. 19 cháu bé do các sinh viên, học sinh lầm lỡ sinh ra, thì 19 bà mẹ không một ai liên lạc để thăm con. Sư Hạnh Nghiêm cho biết: “Do vậy, các cháu như con của chùa, các sư cô cố gắng nuôi dạy cho các cháu học hành nên người từ nhỏ và sau này có ích cho xã hội…”. Là nỗi bất hạnh do cha mẹ chúng để lại, nhưng cũng là một điều may mắn cho các cháu, bởi sống tại “mái ấm”, hằng ngày các cháu vẫn được đến trường, được cô giáo đến chùa dạy thêm, có người của nhà chùa luôn đưa đón các cháu đi học, ra về bằng xe lam 4 bánh do các nhà hảo tâm giúp đỡ làm phương tiện đi lại cho các cháu.
“Các đứa trẻ nơi đây lớn lên, đi học, tự biết nhận thức, biết suy nghĩ. Từ khi chúng nhìn thấy các bạn cùng lớp có được mẹ cha, thấy các gia đình có đầy đủ một mái ấm đến chùa thắp nén nhang, các cháu nhìn rất đắm đuối. Tuy các cháu không nói ra, nhưng trong ánh mắt các cháu, tôi nhận thấy điều đó, các cháu đang ước mơ có mẹ và có cha” - sư Hạnh Nghiêm cho hay.
“Mái ấm” nơi chúng tôi tìm đến là chùa Diệu Pháp, nơi đang cưu mang 19 bé được sinh ra từ tủi nhục, ê chề, từ số phận không may mắn, là sự ruồng bỏ của chính người cha, mẹ và gia đình bởi sự lầm lỡ đáng trách từ những cuộc tình sinh viên dang dở. Ngôi chùa nằm cách TPHCM khoảng 50km, tọa lạc tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khuôn viên có diện tích rộng 3 mẫu, do sư Huệ Đức làm trụ trì. Chùa có 6 ni cô, hằng ngày luôn chăm sóc cho những mảnh đời bất hạnh. Từ năm 1983 đến nay, chùa “nhặt” được 67 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi nằm xung quanh nhà chùa, nuôi 102 đứa trẻ, 21 người khuyết tật và 19 trường hợp sinh viên mang bầu, sinh con xong, bỏ rơi con, chạy trốn trách nhiệm.
Gần đây nhất có bà mẹ tên Mơ, là sinh viên. Mơ đã “yêu” một người đàn ông tên N. Đến khi hay tin Mơ có thai, ông N tìm cách tránh né. Nghe tin ông N lập gia đình, làm đám cưới với một người phụ nữ khác, Mơ đau buồn, tự trách mình, nhiều lần tìm cách hủy hoại bào thai nhưng không thành. Trong người đang mang thai tháng thứ tư, sợ gia đình, bạn bè, người thân phát hiện, vòng bụng ngày mỗi lớn hơn. Mơ đành cuốn hành lý, giấu gia đình, tìm đến chùa Diệu Pháp, nhờ các ni sư cưu mang, giúp đỡ cả mẹ lẫn… con.
Qua 5 tháng sống nương tựa tại chùa, hằng ngày sư cô còn dạy thêm những buổi học văn hóa, học cách tịnh tâm, giúp cô sinh viên quên đi những tủi hận, bỏ đi những suy nghĩ phá thai. Đúng tháng ngày sinh nở, được mẹ tròn con vuông. Giờ đây, ngày chúng tôi gặp con của Mơ ở chùa, bé trai vừa tròn 1 tháng 3 ngày tuổi, rất kháu khỉnh, đôi mắt tròn xoe nhìn chúng tôi. Ai cũng cố quay đi nơi khác, giấu những giọt nước mắt tuôn dài, vì cứ nghĩ đến chuyện Mơ đã từng có ý định không công nhận sinh linh bé nhỏ này. Sau khi sinh nở, Mơ bỏ con đi mất biệt… Sư cô Huệ Đức đặt tên cho bé là Hồ Đức Diệu Bảo. Ngồi kể lại chuyện cho chúng tôi mà sư cô cứ trầm ngâm: “Thằng bé có gương mặt bầu bĩnh, dễ thương, thế nhưng mẹ nó sinh xong mới được 5 ngày, lại bỏ đi mất biệt, không liên lạc câu nào, cho đến tận hôm nay...”.
Một trường hợp khác, đó là nữ sinh viên tên N.T.Kh (quê ngoài Bắc), học ngành du lịch, lỡ lầm sống thử, phát hiện có thai, người yêu ruồng bỏ, bạn bè chê cười, phải chuyển sang học sư phạm mầm non tại một trường khác. Do nhiều lần Kh uống thuốc cố tình phá thai, nên đến lúc sinh nở, đứa trẻ bị ảnh hưởng các di chứng do thuốc để lại, cơ thể biến dạng, bị mắc chứng bệnh não úng thủy, khiến đầu bé rất to và dài, nhưng tay chân chỉ bé xíu. Các ni sư đặt tên khai sinh cho bé là Hồ Đức Diệu Hoa.
Vừa sinh xong 1 tháng, cô sinh viên Kh cũng bỏ con lại chùa rồi âm thầm ra đi, không một lời chia tay, ngoài lá thư để lại tại phòng. Trong thư, Kh kể lại cuộc đời sinh viên, những lần xa nhà, trót dại tin tưởng, sống thử để rồi phải mang bầu, đau khổ, đớn đau, song dại dột, Kh tìm cách uống thuốc phá bào thai nhưng lại trở thành một kẻ tội đồ, biến con mình thành dị dạng và bệnh tật. Gặp bé, chúng tôi không khỏi đau lòng, xót xa. Không biết ở một nơi nào đó, người mẹ, người cha của bé có ân hận hay không, hay lại lao vào những cuộc vui khác, mà không hề hay biết đứa con của họ đang sống từng giờ, từng phút trong đau đớn và bệnh tật do chính họ gây ra.
Sư Huệ Đức đưa chúng tôi vào thăm từng cháu. Tại đây, sư không kìm nổi nước mắt, sư kể: Đáng thương hơn, đó vào năm 2007, có một nữ học sinh mới vừa tròn 15 tuổi, mới chỉ học lớp 10 phổ thông, gia đình ba mẹ bỏ nhau, sống với bà ngoại, cảm thấy buồn tủi, không ai bên cạnh quản lý, nhiều lần ăn chơi, nữ học sinh này đã lỡ mang bầu, sau đó tìm đến nhà chùa nhờ sự cưu mang. Các sư tại chùa tận tình giúp đỡ nữ sinh này, cho đến ngày sinh nở, cũng vì uống thuốc phá thai quá nhiều lần, cuối cùng đứa trẻ sinh ra lại bị bệnh bại não, cháu bé có tên là Chà Và, sư làm giấy khai sinh cho bé tên là Hồ Đức Diệu Ân, nay bé được 5 tuổi. Sau 1 tháng sinh nở tại chùa, nữ sinh 15 tuổi này nói với sư là phải quay trở về quê để tiếp tục việc học hành. Từ đó đến nay, 5 năm rồi, chưa một lần mẹ của bé Diệu Ân liên lạc lại với nhà chùa - sư Huệ Đức tâm sự.
Nhiều trường hợp sinh viên đến chùa nhờ nương tựa, chờ ngày sinh nở. Khi sinh xong, các sư luôn khuyên các “bà mẹ” ở tiếp thêm vài tháng cho em bé được cứng cáp, được bú sữa mẹ, nhưng hầu hết là chỉ vừa sinh xong, các bà mẹ lặng lẽ trốn chạy. 19 cháu bé do các sinh viên, học sinh lầm lỡ sinh ra, thì 19 bà mẹ không một ai liên lạc để thăm con. Sư Hạnh Nghiêm cho biết: “Do vậy, các cháu như con của chùa, các sư cô cố gắng nuôi dạy cho các cháu học hành nên người từ nhỏ và sau này có ích cho xã hội…”. Là nỗi bất hạnh do cha mẹ chúng để lại, nhưng cũng là một điều may mắn cho các cháu, bởi sống tại “mái ấm”, hằng ngày các cháu vẫn được đến trường, được cô giáo đến chùa dạy thêm, có người của nhà chùa luôn đưa đón các cháu đi học, ra về bằng xe lam 4 bánh do các nhà hảo tâm giúp đỡ làm phương tiện đi lại cho các cháu.
“Các đứa trẻ nơi đây lớn lên, đi học, tự biết nhận thức, biết suy nghĩ. Từ khi chúng nhìn thấy các bạn cùng lớp có được mẹ cha, thấy các gia đình có đầy đủ một mái ấm đến chùa thắp nén nhang, các cháu nhìn rất đắm đuối. Tuy các cháu không nói ra, nhưng trong ánh mắt các cháu, tôi nhận thấy điều đó, các cháu đang ước mơ có mẹ và có cha” - sư Hạnh Nghiêm cho hay.