Ẩn mình trong thế giới đại dương rộng lớn, hơn 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học khám phá và nghiên cứu. Hãy cùng tìm hiểu đôi điều thú vị về loài động vật không xương sống này nhé.
Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.
Bí ẩn: Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài quái vật biển cả |
Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.
Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt.
Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.
Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua.
Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào.
Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất.
Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù, chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25km/h.
Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát. Khả năng trốn thoát của bạch tuộc phải gọi là bậc thầy bởi chúng vô cùng thông minh. Một số ngư dân đã không thể phát hiện được bạch tuộc len lỏi vào tàu của họ để ăn uống ngon lành rồi biến mất lúc nào không hay.
Tuy nhiên, vòng đời của bạch tuộc rất ngắn, thông thường khoảng tầm 2 năm, nhưng có loài chỉ sống được 6 tháng. Duy chỉ có bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương có thể kéo dài tuổi thọ đến 5 năm nếu như sống trong môi trường lý tưởng.
Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái. Những con bạch tuộc cái sẽ sống lâu hơn để bảo vệ trứng của mình.
Một điều thú vị là bạch tuộc có cơ chế giao phối khá đặc biệt. Con đực sẽ tạo ra một bọc tinh trùng và đưa vào cơ thể con cái thông qua một chiếc vòi. Khi tiến vào sâu trong con cái, chiếc vòi này sẽ bắt đầu căng phồng, dễ dàng phóng lượng tinh của mình một cách dễ dàng và triệt để, có khả năng loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.
Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạch tuộc có thể phun mực vào đối phương khi gặp nguy hiểm. Mực tối khiến cho những kẻ tấn công này không thể nhìn thấy bạch tuộc và chúng dễ dàng tẩu thoát.
Bạch thuộc là loài động vật săn đêm, thức ăn ưa thích của chúng là cua, nhuyễn thể và tôm càng.
Bạch tuộc cái có thể đẻ tới 150.000 trứng trong hai tuần. Con cái sẽ không kiếm mồi mà chỉ tập trung vào việc bảo vệ trứng của mình. Điều đó khiến những con bạch tuộc con sau khi sinh ra sẽ mất mẹ bởi mẹ chúng bị chết vì thiếu dưỡng chất và đói trong một thời gian dài.
Một số câu chuyện về Bạch tuộc
Bạn có biết bạch tuộc là loài vật thông minh số 1 trong thế giới động vật không xương sống và thứ hai trong số cư dân dưới đại dương, chỉ sau cá heo không?… Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị của họ hàng “nhà tiên tri” tài ba Paul nhé.
- Tên gọi bạch tuộc trong đa số ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tiếng Latinh, có nghĩa là “Tám chân”. Trên thế giới có đến 300 loài bạch tuộc, loài sống trong nước ấm thường nhiều hơn loài sống trong nước lạnh, loài to nhất có trọng lượng tương đương một con gấu.
Một loài bạch tuộc trong tự nhiên.
- Bạch tuộc có 8 tua vươn dài ra và kết thúc bằng một xúc tu (miệng hút), giúp chúng chuyển động và bắt mồi. Đừng nghĩ những tua này yếu. Mỗi tua có thể nâng một vật nặng đến 2 kg. Có con có thể dùng tua đạp vỡ bề kính.
- Bạch tuộc chuyển động bằng cách bò, bơi và khi cần phóng rất nhanh thì phun nước từ các xúc tu tạo ra phản lực để lao về phía trước, nhất là khi chúng muốn đi xa.
- Mắt bạch tuộc có thể đảo tròn theo mọi phía. Chúng nhìn rất tinh, có thể nhận ra con mồi hoặc con vật săn lùng chúng từ xa để lao đến bắt hay lẩn trốn.
- Ngoài đôi mắt tinh, bạch tuộc có xúc giác nhạy bén vì miệng hút còn cảm nhận được các hoá chất (mùi và vị) kết hợp cả mũi lẫn lưỡi như ở người.
- Bạch tuộc có 3 quả tim. Một để bơm máu đến toàn thân và hai chuyên phục vụ các tua.
- Bạch tuộc toàn cơ bắp, không có xương. Nó có thể ép mình lại để chui qua một lỗ thủng rất nhỏ.
- Máu bạch tuộc xanh chứ không đỏ.
Chết yểu
Bạch tuộc có cuộc sống ngắn ngủi, từ 6 tháng tới vài năm. Những con có kích thước càng nhỏ càng chết sớm. Bạch tuộc đực sau khi truyền giống tự xem là hoàn thành nghĩa vụ và ít lâu sau sẽ chết. Còn bạch tuộc cái trút hơn thở cuối cùng sau khi sinh con. Nó bảo vệ con rất chu đáo mà chẳng nghĩ đến chuyện kiếm thức ăn tự nuôi mình. Chúng luôn chết đói và kiệt sức. Bạch tuộc con mới nở chẳng giống bố mẹ tẹo nào.
Chú bạch tuộc làm rạng danh dòng họ.
Tự vệ!
- “Này kẻ thù (cá mập, cá heo, lươn biển) ! Mi chớ dại mà tiến gần ta. Một bãi mực đen ngòm và cay xè sẽ phun thẳng vào mặt mi là điều không thể tránh khỏi. Mùi toả ra làm cho mi mắt hết cảm giác và khi tỉnh lại và mực tan hết thì ta đã “biến” tự bao giờ !”. Đó là thông điệp bạch tuộc gửi kẻ thù .
- “Đố mi tìm ra ta đấy!”, bạch tuộc thách thức theo kiểu tắc kè hoa. Giống tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng thay đổi màu theo môi trường xung quanh để ngụy trang, che mắt kẻ thù.
- Còn đang ngỡ ngàng, kẻ thù của bạch tuộc đã chẳng thấy nó đâu, chỉ để lại một hai cái tua đang ngọ ngoạy. Nó tự ngắt tua của mình ra để đánh lạc hướng. Có túm được “tay” nó, chắc gì đã bắt được. Nó sẵn sàng hy sinh tua vị túm chặt. Một tua thôi, đáng kể gì. Đừng lo cho nó. Nó chẳng bị tàn tật đâu, vì vài ngày sau, tua mới lại mọc ra rồi.
Là loài có đầu óc đấy !
Bạch tuộc có khả năng phân biệt hình dạng và màu sắc. Nó biết cách sử dụng các tua một cách thông minh để nâng nắp bể kính nhốt nó. Nó vừa có tình cảm, vừa tò mò, hệt con người.
Thông minh nhất trong dòng họ, bạch tuộc quả là kỳ quan của Thiên nhiên. Họ hàng bạch tuộc có vẻ đẹp độc đáo nếu bạn quan sát kỹ. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên.
Huy Tap (st)
Tags:
Khoa học